Dấu hiệu mang thai: 16 dấu hiệu có thai sớm và chính xác nhất

Dấu hiệu có thai hay dấu hiệu mang thai xuất hiện khi nào là những vấn đề mà nhiều chị em đang rất quan tâm. Hãy cùng bác sĩ sản phụ khoa Thái Hà tìm hiểu 16 dấu hiệu có thai sớm và chính xác nhất trong bài viết sau đây.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ ít nhiều sẽ có sự thay đổi về tâm lý, sinh lý nên nếu không chú ý thì sẽ khó có thể nhận biết. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng người mà sẽ có sự thay đổi khác nhau khi bước vào thời kỳ thai nghén. Chị em phụ nữ nếu còn băn khoăn không biết mình mang thai hay không có thể tìm hiểu các dấu hiệu có thai qua bài viết dưới đây, được đánh giá là cách nhận biết có thai sớm và chính xác nhất.

16 dấu hiệu mang (có) thai sớm và chính xác nhất

Sau đây là các dấu hiệu mang (có) thai sớm và chính xác nhất mời chị em tìm hiểu. Trong thời gian mang thai, chị em sẽ có khá nhiều thay đổi tùy vào từng người. Và nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình bị chậm, chị em có thể mua que thử thai về thử hoặc đi thăm khám tại các phòng khám phụ khoa uy tín. Dưới đây là những dấu hiệu mang thai rất dễ nhận biết mà chị em có thể dựa vào để kiểm tra xem liệu có phải mình mang thai hay không:

1. Ra máu âm đạo

Đây là một trong những dấu hiệu khi mang thai mà nhiều chị em gặp phải khi mang thai. Có đến 75% chị em gặp phải biểu hiện này trong những ngày đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do khi việc thụ thai diễn ra, phôi thai lúc này đã được cấy vào trong tử cung nên âm đạo của chị em lúc này sẽ ra một chút máu có màu hồng nhạt hoặc màu nâu dính ở đáy quần chíp, gọi là máu báo thai. Máu báo thai bắt nguồn từ lớp niêm mạc tử cung bong ra nên chị em không nên quá lo lắng về dấu hiệu này.

Lượng máu chỉ xuất hiện từ 1 đến 2 ngày chứ không ra nhiều giống máu kinh nguyệt. Thường thì sau khi trứng được thụ tinh, máu báo thai sẽ xuất hiện sau khoảng từ 3 đến 10 ngày. Đồng thời, chất nhầy trong cổ tử cung được sản xuất ra nhiều để giữ ẩm cho âm đạo và giúp phòng tránh các tác nhân có hại tấn công vào phôi thai.

Trong những ngày ra máu âm đạo, chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.

2. Trễ kinh

Có rất nhiều chị em phụ nữ dựa vào biểu hiện này để nhận biết xem mình có phải là mang thai hay không. Đây cũng chính là những dấu hiệu có thai sớm nhất hay dấu hiệu mang thai sớm nhất mà chị em có thể nhận biết được. Thường thì sau khi trứng đã được thụ tinh, kinh nguyệt ở chị em sẽ tạm thời vắng mặt trong khoảng 9 tháng. Trong một số trường hợp lại có biểu hiện ra máu âm đạo trong thời gian mang thai nhưng trường hợp đó rất ít.

Tuy nhiên, chị em vẫn cần chú ý bởi trễ kinh có thể là do lối sống sinh hoạt thay đổi hoặc do tâm lý mệt mỏi, căng thẳng.

3. Khí hư thay đổi

Khí hư ở âm đạo cũng có sự thay đổi khi chị em mang thai, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khí hư có màu đục, trắng giống như sữa và hoàn toàn không có hại. Lưu ý, nếu nhận thấy khí hư có các đặc điểm lạ như màu vàng, màu xanh, nâu, thậm chí là có máu kèm mùi hôi khó chịu thì chị em cần đi thăm khám ngay để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp.

4. Sự thay đổi ở ngực

Một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên và cũng là dấu hiệu mang thai rõ nhất đó là sự thay đổi ở ngực, ngực sưng, đau nhức trong những tuần đầu của thai kỳ. Lúc này, chị em sẽ cảm thấy vùng ngực của mình có biểu hiện căng lên, mềm mại và phát triển một cách nhanh chóng. Đồng thời, quầng vú cũng trở nên sẫm màu hơn, nhũ hoa trở nên nhạy cảm hơn, nếu đụng chạm phải sẽ có cảm giác tê tê.

Nguyên nhân là do sự gia tăng của hai loại hormone thai kỳ estrogen và progesterone khiến vùng ngực thay đổi để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi thai nhi ra đời. Nếu cảm thấy khó chịu, chị em nên lựa chọn những loại áo ngực phù hợp để giúp cảm thấy thoải mái hơn.

5. Đi tiểu nhiều lần

Nếu cảm thấy buồn đi tiểu nhiều lần trong ngày thì xin chúc mừng, có thể đây là dấu hiệu mà chị em đã có em bé. Sau thời gian khoảng 6 tuần, tức là khoảng thời gian mà trứng đã được thụ tinh, lượng máu trong cơ thể tăng lên, bàng quang chịu áp lực của tử cung khiến chị em thường xuyên phải đi tiểu.

Hormone mang thai trong thời gian này cũng có sự thay đổi rõ rệt khiến các hoạt động trong cơ thể tăng lên, do đó chị em cần đi tiểu nhiều hơn. Dấu hiệu mang thai này có thể xuất hiện khá sớm, ở 6 tuần của giai đoạn đầu tiên khi chị em mang thai. Đồng thời, lúc này, em bé đang phát triển nên khu vực bàng quang cũng chịu nhiều áp lực, và việc đi tiểu nhiều lần là điều đương nhiên.

6. Đau lưng

Trong thời gian mang thai, tử cung phát triển, các cơ bụng dần trở nên lỏng lẻo, dây chằng ở lưng bị kéo dãn và các cơ ở lưng phải hoạt động đều đặn để chuẩn bị cho em bé phát triển nên chị em lúc này sẽ cảm thấy đau mỏi ở lưng. Đây là dấu hiệu mang thai khiến nhiều chị em nhầm lần rằng mình bị đau lưng do ngồi nhiều hoặc do thời tiết.

7. Buồn nôn

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do hormone estrogen – một loại hormone có liên quan đến mùi vị tăng lên khiến dạ dày có sự nhạy cảm nên nhiều bà bầu bị buồn nôn trước một loại thức ăn nào đó. Cảm giác buồn nôn ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ buồn nôn vào buổi sáng, nhưng cũng có những người lại bị buồn nôn cả sáng cả chiều.

Dấu hiệu mang thai này thường xuất hiện từ tuần thứ 4 – tuần thứ 6 của thai kỳ. Nhiều trường hợp chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên nhưng cũng có trường hợp xuất hiện trong suốt 9 tháng thai kỳ.

8. Đau bụng dưới

Ở một số phụ nữ khi mang thai cũng bị đau bụng trong những tuần đầu thai kỳ, ngoài đau bụng còn kèm theo một số biểu hiện khác như mệt mỏi, đau tức ngực, buồn nôn… Đây chính là một trong những dấu hiệu mang thai thường gặp, do khi phôi thai đã vào tử cung làm tổ khiến tử cung có sự giãn nở và các bộ phận khác bị chèn ép gây ra các cơn đau ở vùng bụng.

9. Mệt mỏi

Lượng hormone progesterone trong cơ thể sản sinh ra nhiều hơn cộng với việc cơ thể lúc này phải hoạt động liên tục để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này, nhiệt độ trong cơ thể của mẹ tăng lên khiến nhịp tim đập nhanh hơn để tăng cường oxy cho buồng trứng nên cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ diễn ra nhiều hơn.

Biểu hiện này có thể kéo dài trong hết 3 tháng đầu của thai kỳ và thường giảm dần vào quý 2 của thai kỳ nên các mẹ không nên quá lo lắng. Hãy chú ý bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc trong thời gian này để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tốt cho sức khỏe.

10. Tâm trạng thay đổi

Nhiều chị em khi mang thai thường có tâm trạng thay đổi thất thường, dễ bực bội, cáu giận hơn do hormone trong cơ thể có sự thay đổi. Ở một số người còn thường xuyên lo lắng, tức giận không rõ lý do, buồn vui thất thường, thậm chí là bị trầm cảm. Đây đều là những dấu hiệu bình thường đối với những phụ nữ trong thời gian có em bé.

11. Chuột rút

Ít người để ý đến biểu hiện này nhưng nó cũng nằm trong danh sách những dấu hiệu mang thai ở nữ giới. Chuột rút bắt nguồn từ việc cổ tử cung kéo dãn và chèn vào các mạch máu ở phía dưới nên chị em có thể bị chuột rút ghé thăm.

12. Nhiệt độ cơ thể tăng

Theo một nghiên cứu, khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ tăng khá cao so với những người bình thường. Điều này có thể được hiểu là do lượng hormone progesterone tăng cao nên nhiệt độ cơ thể cũng tăng cao, khá giống với nhiệt độ của chị em trong thời gian rụng trứng.

Do đó, nhiệt độ tăng cao thường có thêm một số biểu hiện đi kèm như mọc mụn, rôm sảy ở tay, chân, lưng, da ẩm ướt, tiết nhiều mồ hôi… Vì vậy, chị em có thể nhận biết dấu hiệu mang thai qua biểu hiện này.

13. Thay đổi thói quen ăn uống

Trong những tuần đầu tiên khi mang thai, khẩu vị, thói quen ăn uống của chị em ít nhiều sẽ có sự thay đổi. Những món ăn mà bình thường chị em rất thích nhưng khi mang thai chỉ cần nghĩ tới là đã cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Có đến 70% chị em phụ nữ khi mang thai gặp phải biểu hiện này.

Cũng có nhiều chị em trước đó không thích các loại đồ chua nhưng nay lại luôn cảm thấy thèm những món đó. Còn có những người lại có sự thích khá kỳ lạ, thèm ăn những món ăn mà trước đó không hề động đến như ớt, cà phê, trà… hoặc thèm ăn nhiều lần trong ngày (giải đáp thắc mắc ăn nhiều có phải dấu hiệu mang thai). Chị em có thể dựa vào dấu hiệu này để nhận biết xem mình đã mang thai hay chưa.

Ngoài ra, mùi vị của chị em cũng có sự thay đổi khi có thai, ví dụ như trở nên nhạy cảm với một mùi nào đó như mùi nước hoa, mùi khói thuốc, mùi cà phê… Để tránh cảm giác khó chịu thì chị em nên hạn chế đến những khu vực có những mùi đó.

14. Đau đầu

Lượng hormone progesterone gia tăng, động thời lượng hồng cầu trong máu thiếu hụt khiến chị em dễ bị đau đầu khi mang thai. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì chị em cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu cơn đau đầu trở nên dữ dội, không có biểu hiện giảm đi thì chị em nên đi thăm khám để được hỗ trợ khắc phục.

15. Táo bón

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị táo bón hoặc đầy hơi là do lượng hormone trong cơ thể thay đổi khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nên dễ dẫn đến hiện tượng táo bón. Ngoài ra, táo bón cũng là do sức nặng của thai nhi chèn ép vào xương chậu, bàng quang khiến đường ruột hoạt động kém đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà nhiều bà bầu bị táo bón khi mang thai.

Để cải thiện chứng táo bón, chị em nên ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ có trong các loại rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.

16. Tăng cân

Bỗng nhiên chị em cảm thấy cơ thể mình trở nên nặng nề hơn, quần áo cũng có vẻ chật hơn khi mặc, đồng thời luôn cảm thấy thèm ăn thì nên chú ý, đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu mang thai thường gặp.

Ngoài những dấu hiệu mang thai trên, còn có thêm các dấu hiệu khác khá dễ để nhận biết như que thử thai hiện 2 vạch, chảy máu cam, ngất xỉu, nôn, chóng mặt, khó thở… Hay có những bạn có  Tốt nhất, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra để các bác sĩ có thể tư vấn các dấu hiệu mang thai chính xác nhất giúp bạn.

Bài viết:  Dấu hiệu mang thai: 16 dấu hiệu có thai sớm và chính xác nhất